Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) | Những điều cần biết khi làm affiliater

Những năm trở lại đây, xu hướng làm tiếp thị liên kết là hình thức khá phổ biến ở Việt Nam, vậy làm tiếp thị liên kết như thế nào?

Bài này, chia sẻ cho các bạn những kiến thức cơ bản để bắt đầu tìm hiểu về kiến thức Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) để tránh mắc những sai lầm không đáng có.

Tiếp thị liên kết là gì?

Affiliate marketing hay còn gọi là Tiếp thị liên kết là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Nhà cung cấp là các công ty có sản phẩm, dịch vụ muốn thông qua các trang mạng của các đối tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ đến người dùng cuối cùng.

Các Đối tác kiếm tiền online nhận được khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của Đối tác quản lý và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: Mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,…

Tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết là gì?

Các thành phần tham gia tiếp thị liên kết?

Nhà cung cấp (Advertiser):

Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Đối tác (Publisher):

Đơn vị, cá nhân sở hữu website, blog hay các trang mạng xã hội có thể tạo thu nhập không giới hạn khi tham gia phân phối các chiến dịch quảng cáo của nhà cung cấp

Người dùng cuối cùng (User):

Người dùng sản phẩm, dịch vụ trực tuyến của nhà cung cấp thông qua hình ảnh, nội dung đăng tải trên website, blog hay 1 số kênh Digital Marketing khác của Đối tác.

Mạng Affiliate Marketing (Marketplace hoặc Affiliate Network):

Là nơi trung gian, kết nối giữa các đối tác (Publisher) và nhà cung cấp (Advertiser). Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc quảng bá, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia.

Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Cách kiếm tiền với tiếp thị liên kết hiệu quả

Bước 1: Đăng ký tham gia các chiến dịch từ các nhà cung cấp chương trình affiliate marketing

Những đối tác mới bắt đầu tham gia lĩnh vực này có thể đăng ký những chiến dịch về CPL (Cost per Lead) hay những chiến dịch về CPS (Cost per Sale) như chiến dịch về thương mại điện tử với CDiscount, Deca, Tiki, Yes24 hay về du lịch như Mytour, Flight booking, Hotels … hoặc tham gia các chiến dịch khó hơn với mức hoa hồng hấp dẫn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng như ANZ.

Tuy nhiên, khi lựa chọn bạn cũng nên cân nhắc chọn các đơn vị uy tín, có mức chiết khấu hoa hồng cao và nhận được sự tín nhiệm, phản hồi tốt từ các cá nhân đã hợp tác trước đó.

Bước 2: Tham gia phân phối các sản phẩm, dịch vụ trong hệ thống để nhận các chuyển đổi

Bạn bắt đầu thực hiện phân phối các sản phẩm, dịch vụ của đối tác lên các kênh riêng của mình như website, blog, mạng xã hội…

Bước 3: Tiến hành các hoạt động quảng bá cá nhân để thu được nhiều chuyển đổi và lợi nhuận

Sau khi các kênh tiếp thị đã sẵn sàng, việc bạn cần làm là có một chiến lược để đẩy các dịch vụ, sản phẩm mình đang cần quảng bá đến với nhiều khách hàng hơn.

Đối với affiliate marketing, điều quan trọng là khách hàng phải click vào đúng banner hoặc link sản phẩm thì bạn mới thu được lợi nhuận.

Affiliate Marketing
Affiliate Marketing

Để thúc đẩy người dùng làm điều này, bạn có thể:

Chăm chút vào nội dung quảng cáo của bạn:

Quảng cáo của bạn cần có tiêu đề, lời kêu gọi hành động và hình ảnh cùng một lúc nhằm thúc ép người dùng click vào và mua hàng.

Đăng link lên các site miễn phí:

Các site như Craigslist và US Free Ads là 2 trong số rất nhiều nơi chấp nhận link và banner ads miễn phí, bạn có thể tham khảo và đăng link lên các trang này để tiết kiệm chi phí.

ContentMarketing:

Bạn có thể xây dựng sự tin tưởng từ các công cụ tìm kiếm như một nguồn đáng tin cậy trong niche của bạn, dành được sự đánh giá cao của các công cụ tìm kiếm bằng cách tăng số link dẫn đến site của bạn, đẩy mạnh lượng traffic đến site của bạn.

Email Marketing:

Mọi độc giả đến với website hay trang blog riêng của bạn đều giá trị vì vậy giữ lại được tên và địa chỉ email của họ để tiếp cận là việc làm vô cùng quan trọng.

Rất nhiều người không mua sản phẩm của bạn cho đến lần thứ 3, 4 họ nghe hay xem được nó. Bởi vậy việc đặt một opt-in subscription box trên site để lấy thông tin khách hàng, sau đó tiếp tục gửi thông tin cho họ là điều cực kỳ hữu ích.

Mong rằng qua những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Affiliate Marketing để áp dụng hiệu quả trong việc kinh doanh của mình!

Nguồn: Netsale Asia