DỊCH VỤ “ĐĂNG KÝ – THÔNG BÁO” WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

Đăng ký website với Bộ Công thương

TẠI SAO PHẢI THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG?

Nhiều khách hàng băn khoăn lo lắng không biết Website của mình có phải thông báo hay đăng ký website với Bộ Công Thương hay không? Việc thông báo đăng ký website với Bộ Công Thương có bắt buộc hay không?

Giải mạo logo đã thông báo với Bộ Công thương

Tuân thủ theo quy định của Bộ Công thương

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực TMĐT đều phải thông báo hoặc đăng ký website với BCT nếu không sẽ bị phạt từ 10-100 triệu đồng.

Đăng ký website với Bộ Công thương

Nâng cao uy tín của website doanh nghiệp

Đối với website khi thông báo và đăng ký thành công bạn sẽ gắn logo dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công Thương là website của bạn đã đăng ký và thông báo thành công. Việc này sẽ nâng cao uy tín của website của bạn vì bạn đã tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Công Thương.

Đăng ký website với Bộ Công thương

Khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân

Khi website được đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương tức là website đã tuân thủ theo các quy định của Bộ Công Thương và được Bộ Công Thương xác nhận các hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm đăng ký thông báo trên website của bạn là hợp pháp được phép phân phối và quảng bá. Điều này khiến người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của bạn hơn.

NHỮNG WEBSITE NÀO CẦN THÔNG BÁO, ĐĂNG KÝ VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

1. Website thương mại điện tử bán hàng

Theo mục 8 điều 3 nghị định 52 quy định:

Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Do đó các bạn có những website chỉ giới thiệu về Công ty, hoặc dịch vụ, hoặc hàng hóa mà không có chức năng đặt hàng hoặc thanh toán trực tuyến thì vẫn phải phải thông báo website với Bộ Công Thương.

Ví dụ: thegioididong.com; nguyenkim.com; mediamart.vn; fptshop.com.vn v.v…

2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó đều phải tiến hành Đăng ký Website với Bộ Công Thương.

Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Ví dụ: https://shopee.vn/; https://tiki.vn; https://sendo.vn; https://lazada.vn; v.v…

Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Ví dụ: www.adayroi.com, www.hotdeal.vn,…

Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

Ví dụ: www.handheld.com.vn

3. Ứng dụng di động bán hàng

Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình thì phải Thông báo Website với Bộ Công Thương.

Ví dụ: Ví điện tử Momo; ứng dụng đặt xe Grab; ứng dụng bán hàng trên di dộng Lazada.vn; v.v….

4. Ứng dụng di động cung cấp dịch vụ TMĐT

Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị đi động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiên hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và úng dụng khuyến mại trực tuyến đều phải tiến hành Đăng ký Website với Bộ Công Thương.

Ví dụ: GET IT – Mua bán đồ chất; Chợt tốt – Chuyên mua bán Online; Lozi – Đăng và bán; Thitruongsi.com; Vật Giá – Happy shopping; v.v…

THỦ TỤC THÔNG BÁO, ĐĂNG KÝ WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

Doanh nghiệp muốn Thông báo – Đăng ký Website với Bộ Công Thương cần những thủ tục sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư;
  • Quyết định thành lập (đối với tổ chức);
  • Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh cá thể (đối với cá nhân)…
  • Và một số giấy tờ khác tùy theo ngành nghề dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép phân phối thực phẩm chức năng, giấy phép lữ hành…

Đăng ký website với Bộ Công thương

Tư vấn và báo giá

[contact-form-7 id=”5293″]
Tư vấn dịch vụ quản trị website, marketing online

Với phương châm phục vụ “Lợi ích của khách hàng luôn là số 1“, tư vấn báo giá phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

(**) QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ: 185/2013/NĐ-CP

Xử phạt hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử

Theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP chi tiết MỤC 11 – Điều 81 khoản 2,3,4,5

Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Khoản 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định;

b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại tên miền;

c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;

d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

e) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, đ và e khoản 3 Điều này.

Theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP chi tiết MỤC 11 – Điều 82 khoản 1,2

Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử;

b) Không cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử để gửi đề nghị giao kết hợp đồng;

c) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không công bố thông tin minh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định;

d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này;

đ) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trên website thương mại điện tử;

b) Không cho phép khách hàng lưu trữ thông tin xác nhận nội dung giao dịch sau khi tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử;

c) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không cung cấp cho khách hàng công cụ trực tuyến để khách hàng có thể gửi yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng dịch vụ;

d) Triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử nhưng không có cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc thanh toán;

đ) Không thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định.

Theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP chi tiết MỤC 11 – Điều 83 khoản 1,2

Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện giao kết hợp đồng, nhưng quy trình giao kết hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật;

b) Không đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của người tiêu dùng và thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

c) Không hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh mâu thuẫn với người bán trong giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

d) Không công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến;

đ) Không công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử và website đấu giá trực tuyến.

Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không công bố quy chế hoặc công bố quy chế trên website khác với thông tin tại hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

b) Thay đổi các nội dung của quy chế website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không thông báo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ trước khi áp dụng những thay đổi đó;

c) Không yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định;

d) Không lưu trữ thông tin đăng ký của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

đ) Không công bố đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến theo quy định;

e) Thiết lập website đấu giá trực tuyến nhưng không cung cấp công cụ để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá, bao gồm cả hình ảnh về hàng hóa và các tài liệu giới thiệu kèm theo;

g) Thiết lập website đấu giá trực tuyến nhưng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến không tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP chi tiết MỤC 11 – Điều 84 khoản 1,2,3

Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân không đúng quy định;

b) Không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin;

c) Không tiến hành kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, hủy bỏ thông tin cá nhân khi có yêu cầu của chủ thể thông tin.

Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo;

b) Không xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Khoản 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;

b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;

c) Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.