CRO là gì? Tất cả những điều bạn cần biết để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu CRO và cách tối ưu hóa nó hiệu quả nhất, chuẩn chỉnh nhất. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng: Lượt truy cập trang lớn những tỷ lệ chuyển đổi; đăng ký tài khoản; thanh toán – mua hàng… quá thấp.

Hãy nghiên cứu lại về vấn đề tỷ lệ chuyển đổi và cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi ngay cùng với Viondigital.

Mục lục ẩn

CRO là gì?

CRO là gì? (CRO viết tắt của Conversion Rate Optimization) – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là những phương pháp để doanh nghiệp biến lưu lượng truy cập website thành khách hàng trả tiền.

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi – CRO

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) sẽ bao gồm nhiều công việc khác nhau và tất cả cùng hướng đến mục tiêu sau cùng là chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

CRO nó giống với việc bạn điều hướng khách hàng mua tại cửa hàng vậy. Không phải 100% khách đi vào cửa hàng đều mua hàng việc bạn cần làm đó là tìm cách tăng tỷ lệ này lên.

Ví dụ:

  • Cung cấp các chiến lược ưu đãi giảm giá nhân dịp đặc biệt
  • Cung cấp giảm giá cho khách hàng mua lần đầu
  • Đa dạng hóa sản phẩm…

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mua hàng – chuyển đổi này. Và quá trình CRO sẽ mang lại nhiều cơ hội và lý do hơn để khách hàng đồng ý mua hàng trên website.

CRO và những yếu tố bạn cần quan tâm

Để nắm rõ về CRO và có những giải pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi đúng cách, đúng hướng. Bạn cần phải hiểu được một số thuật ngữ liên quan sau:

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Các yếu tố của CRO

ROI (Return On Investment)

ROI – tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu, cũng có thể hiểu là khoản lợi nhuận của bạn, là số tiền thu được sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư.

ROI sẽ giúp bạn biết được hiệu quả của vốn đầu tư: các khoản đầu tư cho quảng cáo, marketing… Tất nhiên tỷ lệ ROI càng cao càng tốt và chứng minh bạn đang làm việc có hiệu quả.

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát là % người dùng rời khỏi trang web mà chưa thực hiện hành động nào khác. Có nghĩa là họ chỉ click vào 1 trang sau đó rời đi ngay mà không truy cập bất kỳ trang nào khác.

Bạn có thể xem, theo dõi nhanh chỉ số Bounce Rate trên Google Annalytics nhé!

audit website
Theo dõi các chỉ số trên Google Annalytics

Trang web có tỷ lệ thoát càng thấp càng tốt, điều đó tương đương với website đủ hấp dẫn khách hàng. Đồng thời dễ dàng đẩy họ đưa ra các hàng động mua lên tối ưu.

Thời gian trung bình trên trang (Time on Page)

Time on page là thời gian trung bình khách hàng ở lại trên trang web của bạn. Bạn cũng có thể theo dõi Time on page trên Google Annalytics.

Để nói về thời gian ở lại trên trang bao lâu là khá khó. Bởi mỗi trang web sẽ có nội dung, định hướng khác nhau: Trang tin tức tất nhiên người dùng sẽ ở lại lâu hơn nhiều website bán sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên bạn nên tối ưu thời gian ở lại trên trang ít nhất là 1 phút.

Tốc độ tải trang

Theo thống kê thì có đến 40-60% người dùng sẽ rời bỏ trang web nếu tốc độ tải trang vượt quá 3s. Trong số đó có 60-80% người dùng sẽ không bao giờ quay lại trang web của bạn.

Đó là lý do tốc độ tải trang luôn là một trong những yếu tố được quan tâm nhất trong khi tối ưu hóa website. Bạn cần đảm bảo thời gian tải trang ngắn nhất để giữ khách hàng trên trang tránh họ có những trải nghiệm không tốt.

Số lượt truy cập (Traffic)

Traffic website chính là lưu lượng truy cập – số lượng các truy cập của người dùng vào website. Traffic giúp bạn có thể đánh giá sự quan tâm của người dùng với website, tăng thứ hạng từ khóa, tăng lượng chuyển đổi, tăng cơ hội bán hàng và hơn thế nữa là phủ sóng thương hiệu.

Bạn có thể xem chỉ số traffic trang nhanh tại Google Annalytics.

Trải nghiệm người dùng (UX)

Trải nghiệm người dùng – UX (User eXperience) chính là nhận thức – phản hồi của người dùng về sản phẩm, dịch vụ, về trang web của bạn. Nó sẽ bao gồm tất cả các cảm xúc, niềm tin, sở thích… tâm lý của họ trước, trong và sau khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ.

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
UX tốt giúp tối ưu CRO

Có rất nhiều yếu tố trên website có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng: tốc độ tải trang, chất lượng nội dung, khả năng điều hướng, chuyển trang, các bước mua hàng thanh toán…

  • Nếu trang web tốt: vận hành mượt mà, không có lỗi kỹ thuật, giao diện đẹp,… nội dung chất lượng, sản phẩm hữu ích, support chuyên nghiệp. Nó sẽ để lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, giúp website giữ người dùng ở lại lâu hơn và dễ dàng tạo ra chuyển đổi.
  • Ngược lại nếu website: load lâu, có lỗi kỹ thuật, quảng cáo quá nhiều… sẽ khiến người dùng khó chịu và nhanh chóng rời đi.

Ví dụ thực tiễn về SEO và CRO

Sau đây mình sẽ có một ví dụ cực hay ho về SEO và tỷ lệ chuyển đổi trên website. Chắc chắn sau khi nghía qua bạn có thể hiểu được cấu trúc, quy trình SEO từ A – Z và hiểu lý do tại sao tối ưu tỷ lệ chuyển đổi lại quan trọng đến vậy.

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
SEO và CRO

Ở đây mình sẽ coi GOOGLE như một cái siêu thị lớn & nhiệm vụ của bạn là SEO và bán được 1 TỶ GÓI MÈ:

Để hoàn thành nhiệm vụ “BÁN 1 TỶ GÓI MÈ” bạn sẽ thực hiện các bước như sau:

STTNhiệm vụ trong SEOHoạt động bán hàng thực tế tương ứng
1Đưa thông tin sản phẩm lên website & khiến Google indexBạn đưa được gói mè vào siêu thị
2Chạy Google Ads (quảng cáo)Trả phí để được bày biện gói mè ở chỗ đẹp nhất, dễ thấy nhất của siêu thị (ngay lối vào…)
3SEOGiúp gói mè có được ở vị trí đẹp trên kệ mà không mất tiền thuê vị trí
4Tối ưu Title, thẻ Meta, Domain, hình ảnh, reviews,… khi hiển thị trên kết quả GoogleThiết kế bao bì, logo, nhãn mác,…đẹp, chuẩn; giúp khách nhìn gói mè có cảm tình ngay
5TOP 10Gói mè chất lượng nên được siêu thị chủ động đặt/show ra ngoài cùng của kệ hàng giúp khách dễ thấy nhất
6Khách click vào kết quả TOPKhách cầm gói mè lên xem
7Tỷ lệ thoát (bounce rate) caoKhách cầm lên xem qua rồi thả xuống ngay
8Tỷ lên giữ chân trên web tốtKhách xem mặt trước lại lật mặt sau đọc từ cách dùng, công dụng,… của gói mè
9Khách đặt hàng trên web, điền thông tin vào form liên hệ hay bấm vào chat, gọi điệnKhách xem xong cho gói mè vào giỏ hàng, xe đẩy siêu thị  
10Khách đặt xong quay lại huỷ đơn hàngKhách mang gói mè ra tới quầy thanh toán nhưng trả lại  
11Khách đặt hàng và xác nhận đơn hàng thành côngThanh toán xong tiền mua gói mè tại quầy thu ngân
12Tỷ lệ người dùng quay lại web caoKhách mua xong hôm sau tìm mua tiếp, thậm chí rủ thêm bạn bè tới xem và mua
13Bị Google phạt, xoá indexHàng ế quá chưng mãi không ai mua, hàng rởm quá siêu thị loại ra khỏi kệ
14Bị rớt TOPNhiều đối thủ cùng đưa sản phẩm gói mè vào siêu thị; mè cửa họ ngon hơn, đẹp hơn, mới hơn được siêu thị show ra ngoài. Còn gói mè của bạn bán kém, chất lượng không bằng nên bị đẩy vào trong.

Ở đây quy trình seo sẽ là các bước từ 1 – 14 và tất nhiên đã SEO thì bạn phải SEO làm sao để không gặp phải bước 14 – RỚT TOP. Tương đương với việc SEO – tối ưu SEO – và giúp trang giữ vững vị trí TOP 10. Nếu rớt TOP bạn cần tìm hiểu lý do và tìm cách tối ưu lại ngay.

Còn tỷ lệ chuyển đổi nó chính là bước thứ 11 – kéo khách hàng thanh toán thành công. Tất nhiên càng nhiều lượt thanh toán thì tỷ lệ chuyển đổi càng cao hiệu quả SEO, kết quả SEO càng tốt đúng không nào!

Tham khảo: Dịch vụ SEO tổng thể tại VionDigital

Tại sao tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi lại là vấn đề tối quan trọng?

Bạn có hàng ngàn lượt traffic – truy cập trang mỗi ngày tuy nhiên tỷ lệ chốt đơn chỉ đạt 5 – 10 khách. Tỷ lệ khách mua còn chưa đến 1% điều này chứng tỏ điều gì? Nghĩa là trang web của bạn đang hoạt động cực kỳ kém và việc bạn cần làm đó là đẩy tỷ lệ khách mua hàng lên.

Vậy thì lợi ích trực tiếp mà tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên trang đó là: Tăng tỷ lệ mua hàng => tăng doanh thu => Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

con16202021501539
CRO là gì? Tất cả những điều bạn cần biết để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi 28

Ngoài ra tăng tỷ lệ chuyển đổi còn mang đến nhiều những ưu điểm khác:

  • Đảm bảo khoản đầu tư bạn bỏ ra cho website là xứng đáng: Chẳng ai muốn bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu cho website mà nó lại vận hành yếu kém cả.
  • Tăng uy tín, chất lượng trang web: CRO tăng chứng tỏ khách hàng đã ở lại trang của bạn đủ lâu để tương tác, hành động và cuối cùng là mua hàng. Điều này sẽ giúp Google đánh giá cao sự uy tín của trang và trang hữu ích đối với người dùng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi về sau: Một khi trang web của bạn đã làm tốt các vấn đề traffic, chuyển đổi tất nhiên bạn càng có cơ hội đẩy mạnh, phát triển trang. Từ đó kéo càng nhiều người dùng, khách hàng mới tiếp cận website.

Khi nào cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Nếu đã hiểu tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi thì chúng ta có thể khẳng định ngay rằng: Cần thực hiện tối ưu tỷ lệ chuyển đổi ngay khi bạn muốn thu hút số lượng lớn khách hàng từ website và biến họ thành khách hàng tiềm năng.

  • Nếu trang web đã có sẵn lượng traffic nhất định: Bạn cần bắt tay ngay vào công cuộc tối ưu hóa CRO ngay. Làm sao để đẩy người dùng, khách truy cập thành khách hàng tiềm năng tiếp đến là thành khách hàng.
  • Nếu trang web mới hoặc lượng traffic ít ỏi: Trước hết bạn nên tối ưu hóa SEO, tập trung tăng lượng traffic trước đã; sau đó mới bắt đầu quy trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Bởi nếu bạn làm chuyển đổi tốt mà website chẳng có truy cập thì thực sự quá lãng phí.

Cách xây dựng chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi hiệu quả

Bạn đã thấy được tầm quan trọng của tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và muốn kiểm tra, đánh giá áp dung nó ngay cho trang web của mình. Vậy thì không chần chờ gì nữa! Cùng Viondigital thực hiện tuần tự từng bước ngay:

1. Xác định nhóm khách hàng tiềm năng

Trước khi đi vào các bước tối ưu trực tiếp bạn cần phải hiểu về khách hàng của mình đã. Tại sao vậy?

Hiểu khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu mới giúp bạn đề ra những phương án, tìm được những kế hoạch tối ưu CRO tốt nhất và phù hợp nhất.

Hãy phân tích lại nhóm khách hàng tiềm năng:

  • Họ là ai?
  • Họ ở đâu?
  • Độ tuổi, giới tính?
  • Công việc, sở thích…?

Nói chung càng đi chi tiết thì bạn càng hiểu rõ khách hàng của mình cần gì và muốn gì.

so thich khach hang 1
Phân tích khách hàng tiềm năng

Ví dụ:

Cùng bán giày dép nhưng, nếu bán các mặt hàng phổ thông giá rẻ thì nhóm khách hàng lại hoàn toàn khác với khi bạn bán giày dép highend – hàng cao cấp.

Sau khi hiểu về khách hàng mục tiêu bạn hãy tạo những thông điệp phù hợp nhóm khách hàng của mình:

Ví dụ:

Hàng phổ thông bạn tập trung vào: giá rẻ <=> Hàng cao cấp lại là: chất lượng và thương hiệu

Hãy tìm cách để khách hàng không thể từ chối những lợi ích mà bạn cung cấp. Để kích thích họ tạo ra hành động mua hàng.

2. Tiến hành khảo sát người dùng

Nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng giúp bạn hiểu tâm lý, hành động của họ. Tuy nhiên tất cả chỉ là thông tin từ một phía, nghĩa là bạn cho rằng họ muốn, họ cần, họ thích như vậy. Điều đó có thể chính xác 50, 70 hoặc 90%. Và tất nhiên khi nghiên cứu càng kỹ bạn càng hiểu rõ khách hàng của mình.

Tuy nhiên nếu bạn còn băn khoăn, muốn hiểu chính xác hoặc gần chính xác nhất khách hàng muốn và cần gì. Hãy thực hiện khảo sát người dùng để tăng độ chính xác các con số lên cao nhất.

Tạo bản khảo sát chất lượng để:

  • Làm rõ được vấn đề bạn chưa hiểu
  • Làm rõ mong muốn thành những đặc điểm cụ thể
  • Tránh những câu hỏi lặp lại…

Khảo sát khách hàng có thể không đơn giản bởi không nhiều người yêu thích điều này. Tuy nhiên bạn có thể tìm cách để khách hàng chủ động và mong muốn hoàn thành khảo sát của bạn.

Ví dụ:

  • Khảo sát bạn bè, người thân – tất nhiên là những người cũng nằm trong nhóm khách hàng tiềm năng bạn đã phân tích ở bước 1.
  • Tạo khảo sát đơn giản cho khách hàng và khuyến khích họ hoàn thành bằng cách: Tặng thêm phiếu ưu đãi, voucher, hoặc đề cao sự nhiệt tình của khách hàng với doanh nghiệp.

3. Thu thập và phân tích dữ liệu

Hiểu về người dùng là bước thứ nhất, tiếp theo bạn cần hiểu về website, tình hình hiện tại của trang web!

Website của bạn đang vận hành như thế nào? Nó mang đến hiệu quả hay chưa và đã tốt chưa?

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Phân tích các dữ liệu, số liệu

Hãy phân tích những yếu tố mình đã đề cập ở trên đó là:

  • ROI (Return On Investment)
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
  • Thời gian trung bình trên trang (Time on Page)
  • Tốc độ tải trang
  • Số lượt truy cập (Traffic)
  • Trải nghiệm người dùng (UX)

Những yếu tố trên đang hoạt động trên trang của bạn như thế nào? Nếu chưa tốt chúng ta sẽ lên phương án chi tiết để tối ưu từng yếu tố một.

4. Chạy thử nghiệm A/B

Thử nghiệm A/B nghĩa là bạn sẽ tạo 2 phiên bản và cùng so sánh trong một môi trường/ tình huống để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn.

A/B Testing cho phép bạn thực hiện những thay đổi thận trọng trong trải nghiệm người dùng. Quy trình A/B Testing được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thu thập dữ liệu (phần này chúng ta đã thực hiện ở bước trên đó rùi nhé)
  • Bước 2: Xác định mục tiêu: Mục tiêu chuyển đổi có thể là bất cứ thứ gì như: click vào nút CTA chẳng hạn…
  • Bước 3: Tạo ra giả thuyết: Giả thuyết tại sao bạn nghĩ rằng phiên bản mới sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại. Sau khi có danh sách ý tưởng, giả thuyết bạn hãy xem, phân tích độ khó khi thực hiện và mức độ tác động của nó.
  • Bước 4: Tạo các biến thể: Sử dụng phần mềm A/B Testing (Crazy Egg hoặc Optimizile) thực hiện các thay đổi đối với một thành phần của trang: thay đổi màu nút CTA; hoán đổi thứ tự các chuyên mục, thành phần trên trang; ẩn các thành phần điều hướng…
  • Bước 5: Chạy thử nghiệm: Bắt đầu thử nghiệm và chờ đợi kết quả: sự tương tác với từng trải nghiệm như thế nào? Tiến hành đo lường, tính toán xác định cách thức từng cách hoạt động.
  • Bước 6: Phân tích kết quả: Sau khi thử nghiệm hoàn tất, các phần mềm A/B Testing sẽ xuất hiện dữ liệu bạn theo dõi, đánh giá và xem hiệu quả, sự khác biệt. Bạn hãy xem các số liệu có chênh lệch lớn hay không đáng kể. Để ra quyết định có điều chỉnh hay không.
chay thu nghiem a b
Chạy thử nghiệm A/B

5. Phân tích, đánh giá hành trình khách truy cập đi vào website

Sau khi hoàn tất thử nghiệm bạn hãy dành thời gian để phân tích kỹ càng ở từng phiên bản. Phân tích đánh giá hành trình của khách hàng khi vào website:

  • Họ truy cập từ đâu: Nguồn nào? Trang nào là chính?
  • Họ dừng lại ở những sản phẩm, bài viết – trang nào
  • Có click, chuyển sang trang khác không và chuyển đến những trang cụ thể nào
  • Các hành động đã thực hiện: xem – click – cho vào giỏ – đăng ký tài khoản – mua hàng…

Từ những số liệu này bạn sẽ biết cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bằng cách:

  • Tăng lượt truy cập vào trang
  • Tối ưu những nội dung được quan tâm nhất & đi link nội bộ một cách hay ho hơn
  • Hoàn thiện các nút, trang chưa hiệu quả

Đặc biệt bạn đừng quên bước chăm sóc khách hàng trong quá trình mua và sau mua nhé! Nó có thể biến khách hàng trở thành khách hàng cũ, khách hàng thân thuộc.

6. Tiếp tục chạy thử nghiệm A/B để tối ưu hóa

Một lần thử nghiệm A/B chưa bao giờ là đủ cả. Thực tế cho thấy, có thể bạn sẽ cần thực hiện hàng tá bài kiểm tra trước khi có được một trang web hoàn hảo nhất.

Vậy nên hãy tiếp tục các thử nghiệm như mình đã đề cập ở bước 4: kiểm tra tiêu đề, nội dung, ảnh đại diện, CTA, kích thước phông chữ,…xem xét, so sánh, đánh giá lần lượt từng yếu tố.

7. Phân tích, đánh giá để đưa ra chiến lược

Sau khi bạn chạy được một loạt các thử nghiệm. Chúng ta cần phân tích, đánh giá các yếu tố và đưa ra quyết định dựa trên những con số, dữ liệu thu thập được.

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Đánh giá và đưa ra chiến lược

Bạn cần tối ưu ngay những yếu tố nào? Đề ra phương án, chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi phù hợp nhất cho trang web. Lên kế hoạch chi tiết, đặt mục tiêu mong muốn và có thể đạt được.

8. Bắt đầu các bước tối ưu hóa CRO

8.1 Tối ưu nút (CTA)

CTA – nút hành động là cách giúp bạn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cực tốt.

Để tối ưu nút CTA và hút click tối ưu bạn nên:

Thể hiện CTA ở dạng nút:

Nút bấm chính là dạng CTA quen thuộc nhất đặc biệt nó còn là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, thôi thúc người dùng click vào.

toi uu nut cta
Tối ưu nút hành động
Làm cho CTA thật nổi bật:

Mọi nút CTA đều giống nhau tuy nhiên bạn có thể tạo ra nhiều biến thể, làm cho nút CTA của mình thêm nổi bật và đặc biệt bằng cách: điều chỉnh màu sắc, định dạng thiết kế. Hãy làm cho nút CTA nổi bật và hút mắt người dùng ngay khi thấy nó.

Cách đơn giản nhất đó là sử dụng màu sắc tương phản với các thành phần khác trên trang. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo màu sắc hài hòa đồng bộ với thương hiệu nhé!

Đặt CTA ở vị trí phù hợp

Đặt CTA ở đúng vị trí, đúng thời điểm người dùng quan tâm nhất.

  • Sau giá trị, những lợi ích bạn đưa ra cho khách hàng
  • Đặt cuối mỗi nội dung để khuyến kích người dùng tương tác, trải nghiệm tránh rời đi ngay
Cho khách hàng biết rõ những giá trị mình nhận được

Muốn khách hàng click – hàng động bạn phải làm cho họ hiểu rõ mình sẽ nhận được gì nếu click, tương tác. Thuyết phục khách hàng bằng cách mô tả thêm về nút CTA để họ click vào.

Thay vì một nút click ngay, bạn nên đặt nút CTA kèm một dòng mô tả ngắn và thu hút như: Click ngay để nhận tài liệu miễn phí, Click ngay để lấy mã giảm giá…

Sử dụng những từ ngữ kêu gọi hành động

Từ ngữ kêu gọi hành động hấp dẫn sẽ thúc đẩy người dùng thực hiện hành động tốt hơn. Ở đây bạn có thể thử dùng thêm:

  • Nhóm từ hành động: Đăng ký, Xem them, Tại đây, Khám phá, Tham gia,…
  • Nhóm từ thuyết phục: Ngay, Hôm nay, Miễn phí, Ưu đãi, Cam kết, Đặc biệt…

8.2 Thu thập, phân tích thông tin khách hàng nhờ form mẫu

Khách hàng vào trang web thường nằm trong 3 trường hợp

  • Rời đi ngay

Nếu họ rời đi ngay thì bạn cần phải xem lại nội dung, các vấn đề trên trang ngay lập tức. Tìm hiểu lý do tại sao họ rời đi: do lỗi, sự cố, do nội dung kém chất lượng. Từ đó tối ưu và thúc đẩy người dùng ở lại trên trang lâu hơn và đưa ra hành động.

  • Click, hành động nhưng không thể lại thông tin

Người dùng xem trang, click vào nội dung, sản phẩm thậm chí cho vào giỏ nhưng sau đó lại rời đi và chưa để lại thông tin liên hệ. Trường hợp này bạn cần tìm cách khuyến khích, thúc đẩy khách hàng để lại thông tin.

Có thể dùng form mẫu chẳng hạn: những form mẫu, thử nghiệm sẽ tạo cơ hội để bạn nắm bắt, thu thập thông tin khách hàng tốt hơn.

  • Để lại thông tin và mua hàng

Nếu tỷ lệ này lớn tất nhiên trang web của bạn đã làm rất tốt. Việc bạn cần làm bây giờ đó là nâng cao trải nghiệm người dùng để họ hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mình nhận được và sẽ đánh giá tốt hoặc quay lại trở thành khách hàng thân thuộc.

8.3 Xây dựng kênh chuyển đổi riêng

Xây dựng một kênh chuyển đổi riêng cho khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ như: tạo một landing page hấp dẫn chẳng hạn… Có khá nhiều cách hay ho để bạn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ những khách hàng mục tiêu.

tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Tạo Landing Page

8.4 Tối ưu hóa SEO

Tối ưu hóa SEO cũng là nhân tố quan trọng để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

SEO tốt lượng traffic, organic traffic lớn sẽ giúp bạn tiếp cận được với tối ưu khách hàng tiềm năng. Tiếp theo các yếu tố khác như: kỹ thuật, thời gian tải trang,… cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và quyết định hành động của họ trên trang.

Tất nhiên tối ưu SEO sẽ bao gồm rất nhiều vấn đề:

Viondigital đã hướng dẫn chi tiết từng bước tối ưu SEO. Bạn click để xem hướng dẫn cụ thể và kiểm tra, đánh giá ngay trang web của mình đã làm tốt đến đâu nhé!

Những sai lầm thường gặp khi tối ưu CRO

Không ít cá nhân, doanh nghiệp vẫn mắc lỗi khi tiến hành tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Những sai sót phổ biến nhất phải kể đến:

Không thêm những phản ứng cảm xúc tích cực

Ngoài đưa thông tin, việc đưa cảm xúc, điều hướng cảm xúc người dùng cũng có thể nâng cao hiệu quả chiến lược.

Lấy ví dụ đơn giản nhất: Nếu nội dung bạn được kể, truyền tải theo cách tích cực nó sẽ mang lại lợi ích tốt hơn nhiều so với lối kể và giải thích thông thường. Hay một hình ảnh tạo cảm xúc, banner ấn tượng có thể đẩy cao hiệu quả chuyển đổi đó.

Không quan tâm đến tốc độ trang web

Vấn đề này thì rất nhiều người mới sẽ gặp phải: Bạn chưa biết cách thậm chí không kiểm tra, đánh giá hiệu suất, tốc độ tải trang thường xuyên. Khiến cho khi sự cố đã ảnh hưởng đến khách hàng mới bắt đầu loay hoay tìm cách khắc phục. Tất nhiên khi này bạn đã tạo nên ấn tượng xấu cho rất nhiều khách hàng tiềm năng rùi.

Chưa biết cách tối ưu trên thiết bị di động

Tỷ lệ người dùng truy cập internet cao hơn hơn rất nhiều so với trên trình duyệt web. Nhưng còn rất nhiều newer chưa nắm, hiểu rõ vấn đề này và chưa biết cách tối ưu trang trên thiết bị di động.

toi uu website voi thiet bi di dong
Tối ưu website trên thiết bị di động

Thay vì ưu tiên để trang hiển thị tốt nhất trên thiết bị di động bạn lại tập trung vào trình duyệt web. Bởi đơn giản là các hoạt động quản trị website thường được thực hiện trên laptop, máy tính đúng không nào. Điều này dẫn tới các trường hợp bạn chưa sẵn sàng trên thiết bị di động: Font chữ quá nhỏ chẳng hạn, hay các thành phần đứng quá gần quá xa nhau… Và tất nhiên chúng đã ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng khiến họ rời đi nhanh hơn và một đi không trở lại.

Không có kế hoạch, chiến lược tối ưu hóa hoàn chỉnh

Bạn vẫn xem xét, audit đánh giá hiệu quả website, tỷ lệ khách truy cập, tỷ lệ mua hàng thường xuyên và có những chiến lược điều chỉnh sớm. Tuy nhiên vấn đề ở đây là tối ưu nhưng không có một chiến lược tuần tự, rõ ràng. Điều này khiến cho tiến độ, hiệu quả công việc không đảm bảo. Thậm chí là tối ưu không tận gốc, không đúng lúc, đúng chỗ.

Muốn phát triển trang web lâu dài, bền vững bạn luôn phải có chiến lược, mục tiêu rõ ràng. Hãy xây dựng chiến lược cho từng thời kỳ để đảm bảo theo dõi sát sao hoạt động và có thể tiến hành điều chỉnh nhanh khi cần thiết.

Kết luận

Trên đây chính là câu giải đáp chi tiết cho công việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Những vấn đề bạn cần biết, cần hiểu và đặc biệt là quy trình tối ưu hóa chuyển đổi từ A – Z.

Bạn đang áp dụng chiến lược tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi như thế nào? Bao nhiêu khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng? Nếu hiệu quả chưa đặt được như mong đợi. Hãy thực hiện lại ngay quy trình tối ưu CRO mà Viondigital chia sẻ để xem sự khác biệt.

Ngoài ra nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong quản trị website, tối ưu tỷ lệ mua hàng. Đừng ngần ngại! Hãy liên hệ ngay Viondigital để được tư vấn, giải đáp mọi vấn đề nhé!