Dịch vụ quản trị website

Trong thời đại kinh doanh online đang phát triển mạnh mẽ, website được ví như một cô gái đẹp để gây thiện cảm với khách hàng. Vì thế website cần được chăm sóc, tối ưu sao cho thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Dịch vụ quản trị website

Bạn đang gặp phải các vấn đề?

Lý do nên chọn dịch vụ quản trị website tại VionDigital

  1. Chất lượng: Luôn được đảm bảo, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
  2. Tiến độ công việc: Tốc độ, thời gian hoàn thành luôn đúng cam kết. Chậm tiến độ xin hoàn lại 100% chi phí.
  3. Chi phí: Chi phí dịch vụ thấp, phù hợp với túi tiền của khách hàng.
  4. Hỗ trợ: Hỗ trợ khách hàng 24/7. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.
  5. Bảo mật thông tin: Thông tin cá nhân và dữ liệu website được quản lý và bảo mật tuyệt đối.
  6. Chính sách ưu đãi: Có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn trong những dịp đặc biệt.
  7. Chính sách hậu mãi: VionDigital trân trọng, cảm ơn những khách hàng đã tin tưởng dịch vụ của chúng tôi.
  8. Giá trị chân thực: Dịch vụ của VionDigital cam kết sẽ làm khách hàng hài lòng và thoải mái khi làm việc,
quan tri website 03

Tư vấn và báo giá

[contact-form-7 id=”5293″]
Tư vấn dịch vụ quản trị website, marketing online

Với phương châm phục vụ “Lợi ích của khách hàng luôn là số 1“, tư vấn báo giá phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng tôi cam kết

money icon 150x150 1

Giá thành

VionDigital không mang tới những dịch vụ giá rẻ. Chúng tôi cam kết luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình tìm kiếm khách hàng.

time icon 01

Thời gian

VionDigital cam kết thời gian thực hiện dự án luôn đúng theo thỏa thuận mà 2 bên đã đặt ra. Luôn giữ uy tín và thái độ chân thành trong mọi công việc.

money icon 150x150 1

Bồi thường

VionDigital cam kết sẽ hoàn trả 100% kinh phí cho khách hàng nếu như chúng tôi không thực hiện đúng các yêu cầu đề ra trong hợp đồng.

HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ WEBSITE HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI

Quản trị website là gì?

Không phải cứ SEO lên Top là bạn luôn giữ mãi vị trí Top đầu. Rất có thể một ngày gần thôi đối thủ của bạn đã có những ý tưởng mới hơn và đánh bật bạn. Đó là lý do công việc quản trị website có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nếu bạn chưa biết cách quản trị website, chưa biết hết những công việc khi quản lý một website. Không chần chờ thêm nữa! Hãy cùng Viondigital khám phá chi tiết về cách quản trị website ngay.

Quản trị website là gì?

Quản trị website chính là quá trình quản lý và tối ưu trang web giúp nó vận hành trơn tru và hỗ trợ nâng cao hiệu quả SEO marketing.

quản trị website
Quản trị website là gì?

Quản trị website sẽ bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến trang web, với mục tiêu sau cùng là website luôn vận hành mượt mà: không có lỗi kỹ thuật, index tốt, tốc độ tải nhanh, dễ dàng tối ưu SEO, bảo mật tốt…

Tầm quan trọng của quản trị website

Đầu tiên phải một lần nữa khẳng định với bạn rằng: “Quản trị website là công việc không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp”.

Đảm bảo nơi trưng bày sản phẩm luôn đẹp và thu hút

Website tương đương với cửa hàng khi bán offline!

Website – nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm dịch vụ
Website – nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm dịch vụ

Quản trị website cũng giống như bạn mở cửa hàng và bày biện sản phẩm lên kệ vậy. Bạn cần đưa sản phẩm HOT, sản phẩm mới về bày biện ra chỗ dễ nhìn, dễ thấy nhất để thu hút sự chú ý khách hàng với mục đích bán được nhiều hàng nhất.

Một khi website được quản trị tốt, được chăm sóc hàng ngày, cập nhật bài mới, đăng sản phẩm mới, trau chuốt cho từng bài đăng. Nó sẽ tốt cho SEO và tất nhiên số lượng từ khóa chắc chắn sẽ tăng dần lên mỗi ngày, giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, việc cập nhật bài mới và thay đổi banner thường xuyên thì website trông rất chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi (khách liên hệ, gọi điện, để lại thông tin tư vấn).

Luôn tạo ấn tượng tốt với khách hàng

Một website đẹp, chuyên nghiệp tất nhiên sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng và hút lượt click, hút tương tác đặc biệt là nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên không phải cứ có website và up đầy đủ nội dung lên là hoàn tất. Nếu không có những bước chăm sóc, quản lý hàng ngày, hàng tuần thì dù cho bạn có đang đứng top thì vẫn có thể tụt hạng cực nhanh. Còn nếu bạn chỉ tạo một trang web cho có thì thực sự nó quá lãng phí và thừa thãi rùi. Nó chẳng giúp ích được gì cho bạn cả bởi nếu không SEO được trang lên Top sẽ chẳng có ai truy cập vào trang đâu!

Đẩy mạnh thương hiệu

Không chỉ là nơi bày biện sản phẩm website còn là bộ mặt của công ty, là nơi khách hàng vào tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ.

Website đẹp, chuyên nghiệp và vận hành mượt mà sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Đặc biệt nếu bạn biết cách tạo ấn tượng bằng bộ banner, logo thu hút thì đây chính là kênh giúp tăng khả năng nhận diện cực tốt. Ngược lại nếu trang web không được chăm sóc, quản lý tốt, khách hàng sẽ nhanh chóng rời đi. Và tất nhiên khi đó họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp bạn thật thiếu chuyên nghiệp và không muốn quay lại.

Mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng

Quản lý website là để trang luôn vận hành mượt mà, bên cạnh đó là đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất. Dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, đăng ký thông tin, thanh toán và mua hàng…

Lấy một ví dụ đơn giản: Nếu khách hàng để lại comment, tương tác mà bạn không kiểm tra hàng ngày và trả lời nhanh chóng. Vậy thì bạn đã mất đi một khách hàng cực tiềm năng rùi đó.

Tóm lại: Nếu bạn đã xác định xây dựng website để tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì phải cần đầu tư nhân sự quản trị website là điều cực kỳ cần thiết cho website và cho doanh nghiệp. Bởi đầu tư vào website là một khoản xứng đáng, là hướng đến mục tiêu lâu dài và bền vững.

Các nhiệm vụ của quản trị Website

Bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc quản trị website đúng không nào! Vậy thì quản trị website bao gồm những công việc như thế nào? Quản trị website là làm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay.

Quản trị, quản lý website là sự kết hợp của rất nhiều hoạt động liên quan đến trang web. Nhìn chung chúng ta có thể phân nhóm thành 3 nhiệm vụ chính đó là: Quản lý nội dung, đánh giá – vận hành và bảo mật trang.

Quản lý nội dung trang web

Quản trị và cập nhật giao diện website

giao dien web
Đảm bảo giao diện trang luôn đẹp & mượt mà

Khách hàng vào website của bạn thì đầu tiên họ sẽ ấn tượng bởi điều gì? Tất nhiên đó chính là giao diện web.

Nếu giao điện đẹp, bắt mắt bố cục gọn gàng, font chữ dễ nhìn. Chắc chắn nó sẽ là điểm cộng đầu tiên và có thể giữ khách hàng ở lại trên trang web của bạn. Ngược lại nếu trang web: nghèo nàn, giao diện có lỗi hình ảnh, font chữ, phối màu bất hợp lý hay quảng cáo chèn khắp trang chủ… Vậy thì sẽ có đến 90% người dùng sẵn sàng rời bỏ trang ngay.

Vì vậy mà công việc quản trị và cập nhật giao diện trang web cần được thực hiện thường xuyên. Bạn phải thường xuyên kiểm tra giao diện trang có ở tình trạng tốt nhất hay không. Giao diện có đẹp và phù hợp nhóm khách hàng tiềm năng sẽ hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược SEO Marketing của bạn.

· Nếu bạn đã có một giao diện tốt: Hãy duy trì, tìm cách cải thiện, hay cập nhật ngay các thông tin mới, ưu đãi mới khi có…

· Nếu giao diện chưa ổn: Hãy bắt tay hoàn thiện, làm lại nó để đảm bảo thu hút và gây ấn tượng tốt nhất với khách hàng

Thiết kế, thay đổi banner định kỳ cho website

Banner nên được cập nhật thay mới định kỳ nhất là khi bạn thực hiện một chiến lược Marketing mới. Việc sử dụng banner riêng cho từng chiến lược sẽ giúp bạn thu hút tối đa khách hàng tiềm năng cho từng thời điểm khác nhau. Thêm vào đó nó cũng góp phần làm mới trang web và tạo tính chuyên nghiệp cho website.

Đừng để giao diện web luôn giống nhau ở mọi thời điểm, nó có thể khiến người dùng đặc biệt là những khách hàng quen thuộc nhàm chán.

Lập kế hoạch nội dung định kỳ

Làm SEO thì bạn luôn phải nằm lòng “CONTENT is KING”. Không có một nội dung hay và chất lượng thì bạn sẽ mãi vật lộn ở những vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng Google. Mà như vậy có nghĩa là chẳng có khách hàng nào tiếp cận vào website của bạn cả. Tất nhiên ở đây mình đang nói đến lượt traffic tự nhiên nhé!

quản trị website
Lên kế hoạch nội dung

Trong quản trị website thì quản lý nội dung, lập kế hoạch nội dung là bước tiên quyết bạn cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng:

Cần nắm được xu hướng content hiện tại để đưa ra kế hoạch phù hợp:

Ví dụ:

  • Nếu làm trang dịch vụ SEO; bạn phải biết khách hàng quan tâm đến những vấn đề SEO nào? Có những mảng SEO, nội dung mới đang được triển khai và nhận được nhiều chú ý?
  • Nếu bán sản phẩm dịch vụ: Bạn phải biết khách hàng muốn gì, cần gì ở sản phẩm? Họ muốn được giới thiệu thêm những thông tin gì?…
Đảm bảo content chất lượng thu hút:
  • Những bài viết, nội dung nào trên trang đang hút khách hàng tốt? Hãy tận dụng nó để đi link và định hướng khách hàng tới những trang khác.
  • Những bài viết nào không hiệu quả: Hãy xem lại nội dung của bạn đã đầy đủ, thu hút hay chưa và tại sao khách hàng lại rời khỏi để tìm cách khắc phục.
Đảm bảo tính nhất quán của nội dung

Đây là vấn đề mà khá nhiều các website mới còn làm chưa tốt!

Để hỗ trợ SEO tốt nhất bạn nên đảm bảo tính nhất quán của nội dung. Điều này sẽ giúp Google hiểu được chủ đề, nội dung chính của trang và tất nhiên những trang chuyên sâu sẽ được đánh giá cao hơn.

Còn nếu bạn cứ đi tràn lan:

Ví dụ: Làm về dịch vụ web mà bạn chia sẻ cả những nội dung, bài đăng về cuộc sống… Nó sẽ không support được mục tiêu chính. Thậm chí có thể mang lại hiệu quả ngược khiến nội dung bị loãng, Google đánh giá thấp trang hay người dùng thấy bạn không chuyên nghiệp.

Vậy nên hãy đảm bảo nội dung luôn hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hãy xây dựng chiến lược từ khóa, chiến lược nội dung hoàn chỉnh và gắn kết chúng với nhau.

Còn nếu bạn muốn mở rộng hạng mục kinh doanh: Bạn nên hoàn thành tốt chủ đề này rùi mới bắt đầu chủ đề mới. Hoặc lập thêm một trang web mới cho chủ đề, sản phẩm hoàn toàn khác biệt sau đó liên kết nó với website chính.

Tối ưu onpage, đi link cho bài viết

Tối ưu các vấn đề Onpage chính là bước quan trọng nhất để đẩy từ khóa lên TOP từ đó giúp trang web đạt được nhiều lượt truy cập hơn.

Onpage nó liên quan đến rất nhiều vấn đề: khả năng thu thập dữ liệu, cấu trúc trang, tốc độ trang, hình ảnh, nội dung… Bên cạnh đó không thể thiếu bước tối ưu link nội bộ. Điều này sẽ đảm bảo những bài viết đang tốt, đang hiệu quả có thể thúc đẩy cho những bài viết khác. Đồng thời bạn nên tạo sức mạnh tối đa cho bài viết nhờ bộ link out và backlink chất lượng.

SEO Onpage là gì
Tối ưu seo onpage

>> Các vấn đề của SEO Onpage Viondigital đã từng chia sẻ chi tiết trước đó. Bạn click để xem hướng dẫn chi tiết ngay nhé!

Quản lý thường xuyên hosting và sao lưu dữ liệu

Sự cố là điều không ai mong muốn và nó cũng hiếm khi sảy đến. Tuy nhiên đừng bao giờ đợi khi gặp sự cố bạn mới nhao nhao tìm giải pháp. Lúc đó đã quá trễ rùi! Đặc biệt là với những trường hợp bị mất thông tin dữ liệu. Nếu không có bản sao lưu thì coi như bạn đã mất hết và phải làm lại từ đầu.

Chính bởi vậy sao lưu dữ liệu đã trở hành một bước cực kỳ quan trọng trong quản lý website. Bạn nên có sẵn phương án B để khắc phục các vấn đề có thể sảy đến. Thêm vào đó đừng quên kiểm tra đường truyền hosting, đảm bảo chúng luôn hoạt động bình thường nhé!

Quảng cáo website

Quảng cáo website và quảng cáo trên website ảnh hướng rất lớn đến trang web của bạn!

Quảng cáo website:
Quản lý quảng cáo website
Quản lý quảng cáo

Không phải tự nhiên mà website của bạn nằm TOP trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn muốn đẩy nhanh lượt tìm kiếm về trang web thì quảng cáo chỉnh là lựa chọn tối ưu nhất.

Các hoạt động quảng cáo Google Ads… giúp website của bạn được đẩy lên những vị trí đầu của Google. Từ đó bạn có cơ hội tiếp cận tối ưu với khách hàng, kéo được lượt click, traffic khủng về website.

Tuy nhiên chi phí quảng cáo luôn ngốn ngân sách rất lớn nhất là khi ngành nghề của bạn có mức độ cạnh tranh cao. Vậy nên nếu chưa có kinh nghiệm ở mảng này bạn nên tập trung vào SEO tự nhiên và thuê dịch vụ quảng cáo website từ bên thứ 3.

Còn nếu tự chạy quảng cáo bạn cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả thường xuyên. Và có những điều chỉnh nhanh khi chiến lược không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Quảng cáo trên website:

Những quảng cáo mà bạn đặt trên trang web của mình. Nó có thể là mẫu quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ – các chương trình ưu đãi của chính bạn. Hoặc quảng cáo của bên thứ ba nếu bạn cho thuê đặt quảng cáo hoặc cài Google Adsense chẳng hạn.

Bạn cần đảm bảo rằng quảng cáo được đặt ở những vị trí hợp lý, bắt mắt… Tránh quảng cáo chèn hết màn hình đặc biệt là ở những trang sản phẩm, blog… để người dùng có trải nghiệm tốt nhất trên website.

Đánh giá, vận hành và tối ưu:

Xây dựng kế hoạch tối ưu website

Bên cạnh nội dung trên trang thì những tiêu chí về kỹ thuật, trải nghiệm… cũng quyết định thứ hạng của bạn trên Google.

Ở phần này thì bước đầu tiên bạn cần “xây dựng kế hoạch tối ưu hóa website”. Để tối ưu hóa chuẩn trang web bạn cần xem thêm cách audit website.

Lập kế hoạch tối ưu website
Lập kế hoạch tối ưu website

Tất nhiên nếu audit toàn bộ trang thì bạn chỉ cần thực hiện định kỳ khoảng 2 tuần/ lần cho website lớn khoảng 1 tháng/ lần hoặc 1 quý/ lần với website nhỏ. Hoặc thực hiện mỗi khi muốn bắt đầu một chiến lược mới.

Bạn hãy phân tách những nhiệm vụ mình cần thực hiện theo thời gian nhất định:

  • Công việc nào cần thực hiện hàng ngày
  • Công việc nào thực hiện hàng tuần
  • Công việc nào thực hiện hàng tháng…

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng sẽ liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau:

Tốc độ trang:

Đảm bảo tốc độ tải trang nhanh để thỏa mãn người dùng. Nên nhớ rằng nếu tốc độ tải trang quá 3S thì 99% khách hàng của bạn sẽ rời đi.

Đăng ký nhanh, thuận tiện:

Không ít trường hợp mình đã chọn rời bỏ 1 trang web bởi các bước đăng ký quá phức tạp. Nhất là với những trang yêu cầu cung cấp chi tiết số điện thoại, thông tin cá nhân. Do vậy bạn hãy cân nhắc tối giản bước đăng ký này nhé. Với thông tin cá nhân chi tiết bạn nên yêu cầu ở bước đặt hàng sẽ chuẩn xác hơn.

Đặt hàng và thanh toán:

Tương tự như bước đăng ký, nếu các bước đặt hàng, thanh toán quá rườm rà cũng sẽ khiến rất nhiều khách hàng tiềm năng rời bỏ bạn. Mà bạn nên nhớ rằng đã đến bước này thì có đến 99% là người dùng sẽ chuyển thành khách hàng. Nếu mất đi họ thì thực sự là một tổn thất lớn.

Vậy thì, hãy đơn giản bước đặt hàng và thanh toán. Đảm bảo khách cho vào giỏ hàng dễ nhấn nút đặt hàng và thanh toán nhanh. Đưa ra nhiều lựa chọn thanh toán như: Visa, Momo đặc biệt ở Việt Nam thì không thể thiếu ship COD nhé.

Đơn giản hóa bước thanh toán trên website
Đơn giản hóa bước thanh toán trên website

Hãy đảm bảo rằng các bước đăng ký, đặt hàng, thanh toán của bạn được đơn giản hóa và không có lỗi. Thường xuyên theo sát, cập nhật đơn hàng để có những phản hồi, tương tác sớm nhất với khách hàng.

Quản trị thành viên & quản trị phản hồi

Quản trị thành viên, quản lý khách hàng và các thành viên trên website có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp cận làm hài lòng khách hàng.

Bạn cần cập nhật thông tin người dùng, khách hàng thường xuyên:

  • Với những người dùng đã tiếp cận tranh nhưng chưa mua hàng: Hãy áp dụng những chiến lược quảng cáo bám đuôi để theo sát họ.
  • Với khách hàng đã đăng ký những chưa mua hàng: Hãy chủ động liên hệ, tương tác, trao đổi để biết được nhu cầu vấn đề của họ. Hay cung cấp những offer, ưu đãi tốt để thu hút họ.
  • Với khách hàng đã thực hiện mua hàng: Hãy thực hiện bước chăm sóc sau mua thật tốt, đảm bảo rằng họ hài lòng với sản phẩm và tuyệt vời hơn nữa nếu họ để lại review tốt trên trang.

Công việc quản trị thành viên cần thực hiện mỗi ngày để bạn có thể theo sát khách hàng. Xem họ có thể lại thông tin, comment tương tác trên trang để đưa ra phản hồi, hỗ trợ sớm nhất.

Tối ưu hóa các nút hành động trên website

Tối ưu hóa nút hành động sẽ thúc đẩy lượt click, tương tác lên tối đa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đặt nút CTA (nút hành động) đúng cách và đúng vị trị.

Đảm nhận nhiệm vụ quản trị website bạn phải làm được điều đó:

Tối ưu nút hành động: Giữ nó ở vị trí phù hợp, làm cho các CTA thật rõ ràng để người dùng biết được họ sẽ được dẫn tới đâu.

Tối ưu nút hành động trên website
Tối ưu nút hành động trên website

Bảo mật trang web:

Trong công cuộc quản trị trang web tất nhiên không thể thiếu bước bảo mật. Công việc này sẽ bao gồm:

Bảo mật tài khoản quản trị viên trang web

Khi quản trị trang bạn nên:

  • Cài đặt mật khẩu quản trị viên: Sử dụng mật khẩu phức tạp để tăng cường bảo mật tránh tạo ra lỗ hổng để hacker dễ dàng truy cập, phá vỡ trang web của bạn
  • Giới hạn số lần nhập mật khẩu: Tránh đối phương nhập dò mật khẩu
  • Thay đổi URL đăng nhập quản trị tăng tính bảo mật

Phân phối quyền hạn quản trị hợp lý

Nếu bạn có các quản trị viên cấp 2, cấp 3 thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên website. Hãy phân quyền trên trang sao cho hợp lý.

Ví dụ: Với nhân viên content thì bạn chỉ cho phép xem, chỉnh sửa content, nội dung tránh việc hiển thị full quyền quản trị. Đối với nhân viên đã nghỉ việc thì bạn nên nhanh chóng xóa các tài khoản quản trị của họ đi.

Chống mã độc và virus cho website

Thực hiện chống mã độc, quét virus thường xuyên và định kỳ cho trang web.

Bảo mật trang website
Bảo mật trang website

Bảo mật cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng

Bên cạnh đó bạn cũng nên đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng, có những cam kết về bảo mật thông tin.

Ngoài ra có thể bạn không biết việc cho phép khách hàng tải tệp, upload file lên trang có thể mang lại rủi ro. Nó có thể tiềm tàng những lệnh bị tiêm nhiễm lên máy chủ, vậy nên hãy tắt tính năng này đi nếu nó không cần thiết.

Đánh giá hoạt động quản trị website thường xuyên

Thực hiện bất cứ công việc gì bạn cũng cần có bước đánh giá hiệu quả. Trong quản trị web cũng vậy, sau khi hoàn tất kiểm tra, đánh giá từng phần bạn hãy tổng hợp lại các vấn đề: chỉ ra những cái nào tốt và chưa tốt để có kế hoạch phát triển tối ưu phù hợp nhất.

Đánh giá hiệu quả hoạt động trên website
Đánh giá hiệu quả hoạt động trên website

>> Bạn đã hoa mày chóng mặt với những công việc của một quản trị viên website chưa nào! Thật sự đây là một khối công việc khổng lồ không phải ai cũng làm tốt được. Tất nhiên những nhiệm vụ trên không bắt buộc phải hoàn thành trong ngày 1 ngày 2. Có những nhiệm vụ cần thực hiện hàng ngày và có những công việc là định kỳ.

Nhưng nếu không có kinh nghiệm thì quản trị website thực sự là công việc khó. Vậy nên không ít đơn vị đang cung cấp dịch vụ quản trị website, nó thực sự rất hữu ích nhất là khi:

  • Bạn không có thời gian chăm sóc website
  • Công ty của bạn không có team marketing thiếu kinh nghiệm

Nếu bạn cũng đang trong tình trạng tương tự, liên hệ ngay Viodigital để được hỗ trợ và cung cấp gói chăm sóc website phù hợp nhất nhé!

Còn nếu bạn có thời gian và muốn tự chăm sóc trang web của mình. Tiếp theo đây Viondigital sẽ hướng dẫn bạn quản lý website với các bước tuần tự và dễ làm nhất!

Hướng dẫn tự quản lý Website cho người mới bắt đầu

Những kỹ năng cần có của quản trị viên website

Trước khi bắt tay vào quản trị trang, mình sẽ điểm tên những kỹ năng cần có của người quản trị website. Để bạn có thể biết được khả năng, năng lực của bạn thân và trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm.

  • Am hiểu về cầu trúc website
  • Hiểu biết thêm về các ngôn ngữ lập trình (có thể không cần chuyên sâu)
  • Sự dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ quản lý website: Google Annalytics, Google Search Console…
  • Hiểu về cách làm nội dung và tối ưu SEO nội dung (không cần làm nhưng bạn phải biết và hiểu để phát hiện được những sai sót)
  • Có kiến thức về SEO, Marketing (tối ưu seo, content, từ khóa…)
  • Khả năng xử lý đồ họa cơ bản (có mắt thẩm mỹ tốt để dễ dàng đưa ra những phương án, ý tưởng về hình ảnh, màu sắc… có thể chỉnh sửa ảnh cơ bản)

Hướng dẫn bạn tự quản lý Website hiệu quả

Để quản lý công việc tốt nhất bạn nên phân tách các nhiệm vụ quản lý website theo ngày, tuần, tháng, năm. Những công việc nào cần thực hiện hàng ngày, công việc nào cần thực hiện định kỳ.

Công việc hàng ngày

Hoàn tất công việc hàng ngày
Hoàn tất công việc hàng ngày
  • Quản lý hosting & sao lưu dữ liệu: Lưu dữ liệu, backup dữ liệu hàng ngày để phòng ngừa sự cố làm đảm bảo khôi phục nhanh không bị mất dữ liệu. Đảm bảo hosting, trang web vận hành mượt mà
  • Báo cáo bảo mật: Kiểm tra nhanh các vấn đề bảo mật trên trang
  • Quản lý comment và quản lý thành viên: Thực hiện duyệt comment => thông báo sale, nhân viên content trả lời và hỗ trợ khách hàng nhanh.

Công việc hàng tuần

  • Kiểm tra giao diện: Nếu xuất hiện lỗi ở phần nào hãy điều chỉnh ngay
  • Kiểm tra tốc độ tải trang: Tối ưu tốc độ tải trang nếu nó chưa tốt
  • Kiểm tra hoạt động của website trên các trình duyệt khác nhau: Không ít trường hợp website hoạt động tốt trên thiết bị di động nhưng lại lỗi trên trình duyệt web và ngược lại.
  • Quảng cáo website (theo dõi hiệu suất quảng cáo để có điều chỉnh kịp thời)
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: kiểm tra các lỗi đăng ký, hoặc thanh toán nếu có

Công việc hàng tháng hay hàng/ quý

Thực hiện nhiệm vụ theo quý hay tháng sẽ phục thuộc vào nhu cầu, đặc điểm của từng đơn vị doanh nghiệp nữa nhé!

  • Phân tích website: Traffic về website, thời gian ở lại trang web, tỷ lệ chuyển đổi => Từ đó đánh giá được trải nghiệm người dùng, sự tăng trưởng của website.
  • Kiểm tra form mẫu, các nút hành động trên trang: Tránh việc nó bị lỗi khi khách hàng tương tác
  • Thiết kế, thay đổi banner định kỳ (bên cạnh đó banner còn được thay đổi theo chiến lược nữa nhé)
  • Loại bỏ plugin hoặc theme không cần thiết
  • Kiểm tra lại backup: xem xét lại vị trí lưu file, những file quan trọng…
  • Lập kế hoạch nội dung định kỳ
  • Quảng cáo website (Đánh giá hiệu quả chiến lược, điều chỉnh cho chiến dịch quảng cáo mới)
  • Quản trị và cập nhật giao diện website (theo tháng, theo mùa hoặc theo chiến lược)
  • Tối ưu onpage, đi link cho bài viết
  • Đánh giá hoạt động quản trị website (theo tháng hoặc theo quý) để xây dựng, điều chỉnh cho tháng, quý tiếp theo.

Công việc hàng năm

Sau một năm làm việc bạn nên tổng kết lại công việc:

  • Cập nhật copy right: cập nhật thông tin theo năm hiện tại
  • Đánh giá hiệu quả của nội dung, theme, plugin
  • Xây dựng kế hoạch tối ưu website (lên kế hoạch tổng quan công việc cho năm tiếp theo)
Đơn giản hóa quản trị website
Đơn giản hóa quản trị website

Kết luận:

Muốn website hoạt động ổn định, thu hút người dùng và giữ chân người dùng tốt nhất. Bạn bắt buộc phải quản trị website thật sát sao, kỹ càng. Đặc biệt là với những website bán sản phẩm, dịch vụ, nếu không được chăm sóc, quản lý kỹ càng thì bạn đang đánh mất số lượng lớn khách hàng và tự biến mình trở thành người thất bại.

Đừng để khoản đầu tư của bạn dậm chân tại chỗ! Hãy tối ưu hóa trang, quản trị trang web thật sát sao và chuyên nghiệp. Chắc chắn rằng bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả, sự thay đổi tích cực của trang khi nó được quản lý tốt.