Để biết được mình đang đổ tiền vào quảng cáo Google Ads có đáng giá hay không thì các nhà quảng cáo cần số hóa được kết quả, biết cách đo lường và báo cáo.
Bài viết này VionDigital sẽ chỉ cho bạn các chỉ số quan trọng trong đo lường quảng cáo Google Ads. Cùng xem nhé!
Quảng cáo Googl Ads hiệu quả là khi ra thật nhiều đơn hàng – Đúng hay sai?
Không có đúng hay sai ở đây, chỉ có vấn đề tư duy của chủ doanh nghiệp như thế nào về các kênh quảng cáo.
Với Google Ads, nếu chỉ đánh giá hiệu quả dựa trên 1 chiều là chuyển đổi đơn hàng thì có sẽ xảy ra một số sai lầm trong quá trình phát triển doanh số lâu dài. Quảng cáo Google Ads có thể tạo ra chuyển đổi đơn hàng ngay lập tức vào từng thời điểm và tùy thuộc từng loại sản phẩm/ ngành hàng/ lĩnh vực.
Ví dụ các sản phẩm có đối tượng khách hàng là B2C, mức giá chi trả thấp thì khả năng chuyển doanh số tức thì là có khả năng.
Tuy nhiên với sản phẩm B2B thì chốt được hợp đồng phải trải qua quá trình tư vấn, pitching, đàm phám và thống nhất giữa hai bên. Vì vậy cần biết cách đánh giá hiệu quả quảng cáo Google Ads dựa trên các chỉ số ở từng tiến trình quảng cáo, giúp xác định chiến lược marketing và bán hàng lâu dài của doanh nghiệp.
Mặt khác việc đo lường quảng cao còn giúp các marketer tối ưu ngân sách, xác định được quảng cáo rẻ hay đắt, lợi ích nhận được về mặt truyền thông và sale có xứng đáng với ngân sách bỏ ra.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của quảng cáo Google Ads
Muốn biết quảng cáo hiệu quả thế nào, cần xác định được các mục tiêu khi chạy chiến dịch quảng cáo đó là gì. Hầu hết, chúng ta đề có chung một số mục tiêu khi chạy quảng cáo và các chỉ số đo lường của chúng như sau:
Mục tiêu gia tăng nhận diện thương hiệu
Nền tảng của Google có nhiều công cụ giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu như GDN, Youtube Ads và quảng cáo Google Ads cũng trợ giúp một phần. Vậy nên các tiêu chí đo lường có thể kể đến như:
- Click to website/ traffic cho biết có bao nhiêu người ghé thăm website.
- Tim on site cho biết thời gian trung bình một người dùng ở lại thăm quan trang là bao nhiêu lâu. Chỉ số time on site càng cao thì càng tốt.
- Impression: Lượt hiển thị cho biết số lần mà quảng cáo Google Ads đã hiển thị đến khách hàng
- CTR – Click through rate cho biết tỷ lệ click vào quảng cáo. CTR bằng số click chia số impression. Đây cũng là chỉ số đánh giá chất lượng của những câu quảng cáo xem đã thu hút chưa, đã đúng điều mà khách hàng quan tâm và muốn tìm hiểu hay chưa, target quảng cáo đã đúng độ tuổi, vị trí địa lý…. Chưa.
Ví dụ: một trung tâm học ngoại ngữ chỉ ở Hà Nội, hiển thị quảng cáo đến khu vực Tp.HCM thì khả năng người dùng click vào quảng cáo là rất thấp, và CTR sẽ thấp.
- Direct traffic – truy cập trực tiếp giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo gia tăng nhận diện thương hiệu. Chỉ số này được tính khi người dùng trực tiếp gõ tên site/url trên công cụ tìm kiếm của Google, mà không thông qua bất kỳ trang trung gian nào. Có nghĩa chỉ số này cao chứng tỏ nhiều người biết đến thương hiệu của mình.
- CPC: cost per click là chi phí cho một lượt click vào quảng cáo Google Ads. Chỉ số này ở mức bao nhiêu là hợp lý sẽ tùy thuộc vào từng ngành hàng, lĩnh vực và sản phẩm. Các sản phẩm có độ canh tranh cao thì CPC trung bình cho phép cũng sẽ cao hơn.
- CPM: cost per mile là chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo, thường là dùng cho mạng GDN
Các đơn vị cung cấp giải pháp digital marketing như VionDigital sẽ dựa trên kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ tư vấn cho bạn giá trị CPC trung bình phù hợp với sản phẩm. Dựa trên chỉ số đó, bạn có thể tham chiếu và đánh giá mức độ hiệu quả của quảng cáo mình đang chạy.
Với mục tiêu gia tăng nhận diện thương hiệu, thì ngoài Google Ads và các chỉ số quảng cáo ở trên, bạn có thể quan tâm đến chỉ số Brand Lift – cho phép đếm mức độ mà khán giả mục tiêu nhận biết thương hiệu qua các hoạt động quảng cáo. Để đo đếm chỉ số này cần đến các bên chuyên gia như Nielsen với mức phí khá cao.
Nền tảng Google cũng cung cấp dịch vụ do Brand Lift với mức giá tối thiểu khoảng 5000$/ 1 câu hỏi/ 1 Quốc gia. Và chỉ số chỉ nên đo khi doanh nghiệp hoạt động branding lớn và triển khai ở nhiều kênh.
Mục tiêu tăng chuyển đổi và tối ưu doanh thu
Tỷ lệ này hiểu nôm na là tỷ lệ hành động tạo ra giá trị/ số click và quảng cáo. Các hành động tạo ra giá trị có thể là để lại số điện thoại, hành động đặt hàng, điền form, vào livechat, gọi hotline…. Và tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ mà có nhưng quy chuẩn khác nhau.
Trong quảng cáo Google Ads nên để ý đến các chỉ số:
- CPA: cost per acquisition là chi phí trên mỗi chuyển đổi
- CPA = tổng ngân sách/ số impression x CTR x CR
- CPL: cost per lead là chi phí trên mỗi lead
Các vấn đề về ngân sách, chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, hậu mãi, CSKH, trải nghiệm website…. đều là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyển đổi.
Cách tối ưu CPA tốt nhất là tạo ra quảng cáo chất lượng và các landing page chất lượng, có sự match với nhau để khách hàng bị thu hút từ quảng cáo Google Ads, sau khi vào landing page sẽ tìm thấy đúng thứ họ muốn tìm. Đồng thời cần nghiên cứu thị trường thật kỹ để có chính sách ngân sách đủ dùng vì quảng cáo Google Ads là đấu thầu từ khóa theo giá mà.
Tham khảo dịch vụ Quảng cáo Google Ads tại VionDigital, chúng tôi cam kết ra đơn, tiết kiệm hơn 30% ngân sách.
Kết luận
Quảng cáo Google Ads có hiệu quả hay không, không chỉ dựa vào một mình tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và doanh số.
Với các sản phẩm mới lauching thị trường hoặc đang cần đẩy lại vị thế thì nhất định cần một thời gian để định vị lại giá trị trong lòng người dùng, và mục tiêu của quảng cáo lúc đầu phải là mang đến cảm xúc, giá trị, gây dựng lòng tin… trước khi chuyển đổi được thành đơn hàng.
Để hiểu sâu biết rõ về cách đo lường quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ VionDigital để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn chi tiết nhất nhé!