Google Ads Display (GDN) là quảng cáo được ưa chuộng sử dụng từ trước đến nay bởi mẫu quảng cáo linh hoạt, độ phủ rộng và chi phí rẻ.
Hãy cùng VionDigital tìm hiểu chi tiết về quảng cáo GDN và cách chạy quảng cáo hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất nhé.
Quảng cáo GDN là gì?
GDN – Google Ads Display là quảng cáo dạng hình ảnh đặt trên mạng hiển thị của Google – một mạng lưới có hơn hai triệu website, gmail, ứng dụng, video. Quảng cáo GDN có khả năg tiếp cận tới 90% số người dùng internet.
Do vậy đây là hình thức quảng cáo quan trọng mà rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng.
Ưu điểm của quảng cáo GDN
- Phạm vi tiếp cận rộng rãi tới 90% người dùng mạng (được Google ước lượng và đánh giá)
- Tiếp cận đến nhóm đối tượng mục tiêu hiệu quả
- Chi phí tốt hơn chạy Google Ads Search
- Đưa được hình ảnh sản phẩm vào mẫu quảng cáo để tăng độ thu hút
- Đa dạng hình thức thanh toán: có thể trả phí theo CPM, CPC hoặc tự thiết lập phương thức thanh toán để tối ưu ROI
- Có khả năng remarketing rất tốt: bám đuôi, bao vây nhóm khách hàng tiềm năng để ấn định thương hiệu trong tâm trí họ, thôi thúc họ tìm hiểu sản phẩm và mua hàng.
Nhược điểm của quảng cáo GDN
- Tiếp cận nhiều khách hàng nhưng không chắc chắn về nhóm khách hàng tiềm năng lắm: Quảng cáo GDN mang tính thụ động so với Google Ads Search, và tệp khách cũng khá rộng.
- Traffic đổ về website cao nhưng không cam kết về chất lượng
- Sẽ hiển thị quảng cáo trên website “rác” nếu không lọc list website kỹ càng và có những cài đặt chọn lọc
- CTR thấp hơn Google Ads Search: CTR trung bình cho các ngành là khoảng 1,91% đối với Google Ads Search và 0,35% đối với quảng cáo GDN.
Tuy nhiên quảng cáo GDN có ưu điểm là dạng quảng cáo có khả năng tạo ra nhu cầu, thay vì chỉ tiếp cận nhóm người đã có nhu cầu như Google Ads Search.
Vì vậy, GDN vẫn rất phù hợp để quảng cáo thương hiệu, lan tỏa thông điệp và khiến khách hàng ghi nhớ về sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Các loại quảng cáo GDN hiện nay
- GDN khá đa dạng trong loại hình quảng cáo của mình, với các dạng như:
- Quảng cáo GDN bằng văn bản, còn gọi là Text Ads
- Quảng cáo dạng hình ảnh – Image Ads: có thể tùy chỉnh hình ảnh, bố cục, màu nền quảng cáo
- Quảng cáo GDN dạng đa phương tiện – Rich media Ads: Cho phép ảnh động, thay đổi tùy thuộc người xem quảng cáo và cách thức người xem tương tác. Ví dụ như dạng carousel.
- Quảng cáo GDN dạng video: khá thu hút khách hàng
- Quảng cáo GDN Responsive Ads: bao gồm hình ảnh, Headline ngắn, Headline dài, Description
Quảng cáo GDN có những kích thước nào?
Quảng cáo GDN có nhiều kích thước khác nhau và phải tuân thủ chính sách của Google. Các ảnh tải lên phải từ 150kb trở xuống và lưu ở các dạng GIF, PNG, JPG, ZIP, SWF.
Các quảng cáo đa phương tiện với ảnh động thường có lượt click gấp đôi so với quảng cáo văn bản, nhưng tỷ lệ hiển thị lại thấp hơn. Chi phí cho quảng cáo dạng ảnh cũng cao hơn.
Kích thước của quảng cáo GDN như sau:
Hình vuông và hình chữ nhật
- 200 × 200 Hình vuông nhỏ
- 240 × 400 Hình chữ nhật dọc
- 250 × 250 Hình vuông
- 250 × 360 Màn hình rộng gấp ba
- 300 × 250 Hình chữ nhật trong dòng
- 336 × 280 Hình chữ nhật lớn
- 580 × 400 Netboard
Hình chữ nhật đứng
- 120 × 600 Hình chữ nhật đứng
- 160 × 600 Hình chữ nhật cao và rộng
- 300 × 600 Quảng cáo nửa trang
- 300 × 1050 Thẳng đứng
- Hình chữ nhật dài
- 468 × 60 Biểu ngữ
- 728 × 90 Hình chữ nhật dài
- 930 × 180 Biểu ngữ đầu trang
- 970 × 90 Hình chữ nhật dài lớn
- 970 × 250 Bảng thông cáo
- 980 × 120 Toàn cảnh
Di động
- 300 × 50 Biểu ngữ di động
- 320 × 50 Biểu ngữ di động
- 320 × 100 Biểu ngữ lớn trên thiết bị di động
Quảng cáo động (GIF)
- Quảng cáo động dài từ 30s trở xuống
- Ảnh có thể lặp lại nhưng kết thúc sau 30s
- Quảng cáo GIF động phải chậm hơn 5 FPS
Các loại chiến dịch hiển thị trong quảng cáo GDN
Chiến dịch GDN hiển thị chuẩn
Đây là dạng thủ công, cần cài đặt và nhắm mục tiêu để quảng cáo phân phối đến nhóm đối tuọng tiềm năng theo vị trí địa lý, thời gian mà bạn mong muốn
Chiến dịch GDN hiển thị thông minh
- Cho phép quản lý các biến số phức tạp trong quảng cáo hiển thị hình ảnh bằng các giải pháp thông minh.
- Giúp nhà quảng cáo mở rộng tệp khách hàng và gia tăng CTR và các tỷ lệ chuyển đổi khác.
- Cho phép quảng cáo hầu hết mọi định dạng trên mạng hiển thị của Google
Chiến dịch hiển thị quảng cáo GDN trong Gmail
- Quảng cáo sẽ xuất hiện dưới dạng thư đến trong tab “Quảng cáo” “Xã hội”.
- Có thể sử dụng quảng cáo text, hình ảnh, video hoặc các biểu mẫu nhúng.
- Chiến dịch giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mức cá nhân hơn.
Nhắm mục tiêu trong quảng cáo GDN như thế nào?
GDN tiếp cận khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi, khi xem tin tức, giải trí bằng trò chơi trên điện thoại hay ngay cả khi sử dụng email.
Vậy nên các nhà quảng cáo cần nắm rõ các cách nhắm mục tiêu để đạt hiệu quả quảng cáo như mong muốn.
Nhắm chọn theo từ khóa
Google Ads sẽ căn cứ vào từ khóa của bạn để đặt quảng cáo cho những nội dung phù hợp với quảng cáo đó. Google sẽ quét nội dung và địa chỉ trang web và tự động hiển thị quảng cáo có từ khóa khớp với chủ đề hoặc địa chỉ website đó.
Nhắm mục tiêu từ khóa, các nhà quảng cáo có hai lựa chọn về đối tượng (Audiences) và nội dung (Content):
- Set mục tiêu theo đối tượng: có thể nhắm mục tiêu đến tệp khách hàng dựa trên sở thích và các nhu cầu liên quan đến từ khóa.
- Set mục tiêu theo nội dung: Các quảng cáo được nhắm mục tiêu theo các ngữ cách. Google vận hành bằng cách xem danh sách keyword và tìm những website/ app liên quan dựa trên nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc link và cấu trúc trang.
Nhắm chọn theo đối tượng
Cách này cho phép bạn hướng các quảng cáo vào những phân khúc khách hàng cụ thể, dựa theo sở thích, thói quen mua sắm, chủ đề quan tâm…..
Nhắm chọn theo nhân khẩu học
Cách thức này giúp quảng cáo của bạn hướng đến tệp khách hàng được phân loại về độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân
Nhắm chọn theo chủ đề
Cách thực hiện là các nhà quảng cáo sẽ lựa chọn một danh sách lớn các chủ đề liên quan hoặc bao hàm chủ đề chính của doanh nghiệp và có nội dung trên trang đích.
GDN Ads sẽ đặt quảng cáo hiển thị trên các website được xác định có liên quan đến chủ đề đó.
Nhắm chọn theo vị trí
Cách này giúp các nhà quảng cáo xác định các website bạn muốn quảng cáo Google banner
Hướng dẫn set-up chiến dịch quảng cáo GDN
- Để có một chiến dịch quảng cóa GDN hoàn chỉnh và thành công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ:
- Trang website mô tả chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, nội dung hữu ích, giao diện thân thiện người dùng
- Xác định ngân sách cho GDN Ads
- Các Banner thể hiện thông điệp của chiến dịch quảng cáo
- Text thu hút, bao quát được thông điệp quảng cáo
- Video (nếu có)
Hướng dẫn các bước cài đặt quảng cáo GDN
Bước 1: Tạo chiến dịch: Click “chiến dịch” => chọn “chiến dịch mới”
Bước 2: Chọn mục tiêu: Click chọn loại chiến dịch “hiển thị” => chọn “chiến dịch hiển thị chuẩn”
Bước 3: Đặt địa điểm quảng cáo: Click “Nhập một ví trí khác”, rồi chọn địa điểm bnạ muốn set-up cho quảng cáo của mình, hoặc vị trí địa lý muốn loại bỏ.
Bước 4: Đặt giá thầu quảng cáo GDN: Nên chọn CPC thủ công khi bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo hiển thị.
Bước 5: Set-up nhóm quảng cáo phù hợp thông điệp/ chủ đề cụ thể
- Cài đặt đối tượng mục tiêu theo sở thích, mối quan tâm, thói quen,…
- Cài đặt sở thích của đối tượng mục tiêu theo các chủ đề. VD như: công nghệ, du lịch, ẩm thực….
- Cài đặt nhân khẩu học theo độ tuổi, giới tính… đã phân tích về khách hàng mục tiêu
- Cài đặt từ khóa, chủ đề và vị trí đặt
- Cài đặt nhắm mục tiêu theo trang web, ứng dụng và video
Bước 6: Cài đặt giá thầu của nhóm quảng cáo Tùy theo mục tiêu, ngân sách mà các nhà quảng cáo chọn loại giá thầu phù hợp. Các loại giá thầu bao gồm:
- CPC (chi phí mỗi nhấp chuột) nâng cao
- CPA (giá mỗi chuyển đổi) mục tiêu
- ROAS (lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo) mục tiêu
- CPM (giá mỗi nghìn lần hiển thị)
- Chi phí mỗi lần tương tác
- CPC thủ công
Bước 7: Tạo các quảng cáo GDN hiệu quả Click “tạo quảng cáo” => click “tải lên quảng cáo hiển thị hình ảnh”, sau đó tải lên các mẫu thiết kế banner cho quảng cáo GDN.
Cuối cùng là công việ theo dõi hiệu quả chiến dịch và tối ưu các quảng cáo.
Chạy quảng cáo GDN như thế nào cho hiệu quả
Chạy remarketing với mục đích:
- Tiếp cận tệp khách đã có hành động tương tác với website hoặc app cho mobile
- Theo chân tệp đối tượng qua các trang web đối tác của Google
- Gia tăng nhận thức thương hiệu, nhắc nhớ về thương hiệu
Sử dụng tính năng vị trí được quản lý
- Nên chọn list website lớn để quảng cáo GDN, từ đó chọn chính xác các trang web ưu việt mà bạn muốn quảng cáo
Cần có sự thông minh trong chiến lược giá thầu
- Không đặt giá thầu nhỏ nhất, vì sẽ làm giảm khả năng hiển thị, từ đó dẫn tới không có hiệu quả trong chuyển đổi, không có số liệu đo lường chính xác.
- Testing liên tục để chọn target chuẩn và mẫu quảng cáo tốt, hiệu quả, giá thầu rẻ.
- Banner cần có Call to action rõ ràng, hình ảnh bắt mắt, đánh đúng tâm lý khách hàng tiềm năng
Trang đích chất lượng
- Trang đích cần có thông tin rõ ràng về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Trang đích cần có giao diện thân thiện, mang lại trải nghiệm tốt, vịt trí button thu lead phù hợp
- Thiết kế đẹp, form thông minh để thu thông tin khách hàng tốt nhất
Testing A/B
Liên tục testing bằng các nhóm quảng cáo để đánh giá hiệu quả, giữ quảng cáo tốt và tắt quảng cáo kém nhằm tối ưu giá thầu và chuyển đổi.
Chạy quảng cáo GDN cần tránh các lỗi sau
Tách ngân sách rõ ràng
Mặc dù quảng cáo GDN và quảng cáo Google Ads Search cùng nằm trên nền tảng Google và có những tương hỗ với nhau, nhưng để phân bổ ngân sách phù hợp và có đánh giá đo lường hiệu quả nhất thì cần tách riêng hai mức ngân sách cho hai hình thức quảng cáo.
Không xếp nhiều lựa chọn trong một chiến dịch quảng cáo GDN
- Xếp nhiều tùy chọn sẽ gây khó khăn trong quản lý, theo dõi chiến dịch và xác định nhóm khách hàng tiềm năng.
- Nên chia nhỏ các mục tiêu để đạt hiệu quả quảng cáo cao nhất.
Không nên quảng cáo GDN trên Mobile App
- Thông thường Mobile App không cho hiệu quả tốt đối với chiến dịch GDN, vì khó phân nhóm đối tượng mục tiêu.
- Tệp người dùng App đa phần tiếp cận ứng dụng game, cần chơi tập trung, ít quan tâm đến quảng cáo và có nhiều click nhầm vào quảng cáo, làm tốn ngân sách nhưng chuyển đổi không hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật về quảng cáo GDN từ A đến Z, giúp người mới có thể bắt tay ngay vào việc triển khai chiến dịch.
Tuy nhiên để bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào đạt hiệu quả tốt, bạn không được bỏ qua bước lập kế hoạch, phân tích thật kỹ insight và hành vi khách hàng, sau đó mới đưa ra chiến thuật quảng cáo đánh trúng mục tiêu.
Để đạt kết quả tốt thì một đơn vị support cũng là lựa chọn lý tưởng, giúp bạn tiết kiệm nhân sự, thời gian và tiền bạc cho những sai lầm.
Hãy liên hệ VionDigital để được tư vấn và trợ giúp về chiến lược marketing, quảng cáo Google Ads, quảng cáo GDN, SEO website nhé.
Tham khảo ngay Dịch vụ Quảng cáo Google Ads hiệu quả, cam kết ra đơn do VionDigital triển khai
Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, tâm huyết và có trách nhiệm trong công việc sẽ giúp bạn giải “các bài toán khó” về quảng cáo và marketing.