Quảng cáo Zalo (Zalo ads) là gì
Zalo là một trong những nền tảng được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với tính năng chính là kết nối bạn bè thông qua tính năng chat trò chuyện, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hoặc đặt cửa hàng bán online…
Quảng cáo Zalo là hình thức quảng cáo tốn phí nhằm đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với đông đảo cộng đồng người sử dụng Zalo theo một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau như thu hút người dùng truy cập vào website, thu hút đối tượng mục tiêu đăng ký form thông tin hoặc tăng mức độ nhận biết sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Các hình thức quảng cáo Zalo
Cho đến hiện tại có 6 hình thức quảng cáo Zalo với mục tiêu nhắm đến khác nhau, VionDigital sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết của mỗi hình thức như dưới đây.
Quảng cáo Zalo Form
Hình thức quảng cáo Form trên Zalo là gì
Quảng cáo form trên nền tảng Zalo là hình thức quảng cáo sử dụng form đăng ký với các thông tin chính như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại… kết hợp với nội dung quảng cáo thu hút và hình ảnh chất lượng có liên quan để tối ưu số lượng cũng như chất lượng chuyển đổi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị ngẫu nhiên và luân phiên trên hệ thống nền tảng Zalo App (Zalo news feed và Zalo article).
Tuy nhiên, không phải tất cả lĩnh vực kinh doanh đều có thể sử dụng hình thức quảng cáo form của Zalo. Dưới đây là một số ngành được phép sử dụng loại quảng cáo này:
- Bất động sản
- Việc làm và giáo dục
- Ô tô và xe cộ
- Tài chính – kinh doanh
- Chăm sóc làm đẹp và chăm sóc cá nhân
- Thực phẩm đồ uống
- Nhà, nội thất và gia dụng
- Thể thao, tin tức và giải trí
- Dịch vụ internet và viễn thông
- Lữ hành và du lịch
- Sức khỏe
Mỗi lĩnh vực nói trên đều được chia thành những mảng ngành nhỏ kèm theo điều kiện quảng cáo riêng biệt, nhà quảng cáo có thể xem chi tiết thêm tại Quy định về sử dụng Zalo Form
Khi nào nên sử dụng hình thức quảng cáo form trên Zalo
Doanh nghiệp hoặc nhà quảng cáo nên cân nhắc sử dụng hình thức quảng cáo form trên Zalo khi muốn tối đa hóa tỷ lệ người dùng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua hình thức nhận thông tin liên hệ được cung cấp từ người dùng đối với một số ngành nghề được cho phép đã được VionDigital liệt kê bên trên.
Quảng cáo Zalo website
Hình thức quảng cáo website trên Zalo là gì
Hình thức quảng cáo website trên Zalo là hình thức quảng cáo thu hút người dùng nhấp vào mẫu quảng cáo đã tạo của doanh nghiệp và chuyển hướng về website. Hay nói cách khác đây là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập về website.
Quảng cáo website trên Zalo sẽ được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên Zalo App và Zalo network (ZingMP3, BaoMoi, ZingNews…)
Khi nào nên sử dụng hình thức quảng cáo website trên Zalo
Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo website khi mong muốn có nhiều lượt truy cập vào website từ Zalo ads để mua hàng hoặc để lại thông tin tư vấn hoặc tăng lượng truy cập đến ứng dụng di động giúp tăng tỷ lệ tải app.
Quảng cáo Zalo Official Account
Hình thức quảng cáo tài khoản Zalo Official là gì
Hình thức quảng cáo Zalo Official Account là hình thức quảng cáo điều hướng sự quan tâm của người dùng với trang Zalo Official Account của doanh nghiệp. Quảng cáo này giúp tăng sự tương tác của người dùng và tăng khả năng giới thiệu trang của người dùng đến cộng đồng.
Tương tự như quảng cáo website, quảng cáo Zalo official account cũng được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên hệ thống Zalo app và Zalo network.
Khi nào nên sử dụng hình thức quảng cáo Zalo Official
Doanh nghiệp nên tận dụng hình thức quảng cáo Zalo official khi muốn tăng lượt quan tâm của đối tượng khách hàng mục tiêu cho tài khoản official account của doanh nghiệp.
Quảng cáo video
Hình thức quảng cáo video trên Zalo là gì
Quảng cáo video là hình thức quảng cáo giúp tăng sự tương tác của người dùng tiềm năng một cách sinh động, trực quan. Vì cuốn hút hơn nên hình thức quảng cáo này cũng giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với sự quan tâm và tin tưởng của người dùng, hỗ trợ và cải thiện tỷ lệ mua hàng trên Zalo.
Khi nào nên sử dụng hình thức quảng cáo video trên Zalo
Đối với quảng cáo video nói chung và quảng cáo video trên nền tảng Zalo nói riêng đều hướng nhiều đến mục tiêu tăng nhận biết thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp là chủ yếu. Bên cạnh đó hình thức quảng cáo video cũng hỗ trợ thu hút người dùng tiềm năng mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận tư vấn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Quảng cáo sản phẩm
Hình thức quảng cáo sản phẩm trên Zalo là gì
Quảng cáo sản phẩm trên Zalo là hình thức quảng cáo nhằm thu hút người dùng tiềm năng tương tác và nhấp vào trang thông tin sản phẩm của doanh nghiệp trên Zalo official account.
Tương tự như hai hình thức quảng cáo bên trên, quảng cáo sản phẩm trên Zalo sẽ được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên hệ thống Zalo app và Zalo Network.
Khi nào nên sử dụng hình thức quảng cáo sản phẩm trên Zalo
Quảng cáo sản phẩm sẽ phù hợp với mục tiêu muốn quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến khách hàng tiềm năng và tăng khả năng bán được đơn hàng ngay trên Zalo mà không phải thông qua bất kỳ nền tảng nào khác.
Quảng cáo bài viết trên OA (Official Account)
Hình thức quảng cáo bài viết trên OA là gì
Quảng cáo bài viết trên OA là hình thức quảng cáo thu hút người dùng tiềm năng truy cập về bài viết của doanh nghiệp trên Zalo official account.
Quảng cáo bài viết sẽ được hiển thị ngẫu nhiên trên Zalo app và Zalo network.
Khi nào nên sử dụng hình thức quảng cáo bài viết trên OA
Quảng cáo bài viết nên được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tăng nhận biết thương hiệu, thu hút người dùng tìm hiểu về nội dung sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng như hỗ trợ khách hàng tiềm năng mua hàng.
Yếu tố ảnh hưởng đến phân phối quảng cáo Zalo
Chắc hẳn nhà quảng cáo nào cũng đều hiểu rằng để chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội nói chung và trên nền tảng Zalo nói riêng được phân phối tốt đến đối tượng mục tiêu thì cần có những kiện như nội dung có liên quan và thu hút người đọc, hình ảnh hoặc video chất lượng, sáng tạo cùng các chỉ số khác như giá thầu, ngân sách và khoảng thời gian tương ứng cũng như chất lượng trải nghiệm tại trang đích khi người dùng nhấp vào…
Dưới đây, VionDigital sẽ chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng sự phân phối của quảng cáo Zalo thường gặp nhất, doanh nghiệp nên cân nhắc để tối ưu hoá độ phủ các chiến dịch quảng cáo đang chạy.
Chỉ số CTR
Hãy thường xuyên kiểm tra hiệu suất chiến dịch và giữ cho chỉ số CTR ở mức ổn định. Theo thông tin từ Zalo, chỉ số CTR được cho là ổn định khi dao động trong khoảng 0.7% – 0.9%.
Nếu chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp có CTR thấp hơn 0.7% thì hãy cân nhắc thay đổi nội dung, hình ảnh chất lượng hơn, câu chữ mô tả và hình ảnh hoặc trang đích có liên quan với nhau. Sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp có liên quan đến đối tượng mục tiêu đang hướng đến.
Giá thầu và số lượng click của quảng cáo
Nếu quảng cáo trên Zalo phân phối chậm thì giá thầu là một trong những yếu tố bạn nên xem xét. Giá thầu thấp sẽ hạn chế khả năng phân phối quảng cáo, từ đó dẫn đến lượt nhấp vào quảng cáo cũng thấp theo. Ngoài ra, rất có thể giá thầu của bạn đang đặt thấp hơn so với giá thầu của đối thủ cạnh tranh có cùng nhóm đối tượng trên hệ thống dẫn đến khả năng phân phối quảng cáo bị ảnh hưởng.
Số tiền trong tài khoản
Nếu quảng cáo đang hoạt động và việc phân phối chiến dịch đến đối tượng mục tiêu khá tốt nhưng ngân sách chi tiêu bỗng dưng bị hết thì quảng cáo sẽ ngừng phân phối việc này ảnh hưởng đến “độ mượt” trong quá trình phân phối. Để tránh tình trạng trên, nhà quảng cáo nên chuẩn bị số tiền trong tài khoản quảng cáo lớn hơn hoặc bằng tổng ngân sách dự kiến chạy để đảm bảo các quảng cáo được phân phối ổn định trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.
Số tiền tạm giữ
Sau khi hoàn thành các bước thiết lập và gửi duyệt thì quảng cáo sẽ được phê duyệt. Đối với Zalo ads, hệ thống sẽ tạm giữ một khoản tiền nhất định nhằm mục đích đảm bảo ngân sách phân phối các chiến dịch quảng cáo hiện có.
Nhà quảng cáo có thể kiểm tra tại phần thông tin người dùng để đảm bảo quảng cáo nói trên đã được giữ tiền hay chưa. Nếu nhận thấy hệ thống đang tạm giữ toàn bộ số tiền có trong tài khoản quảng cáo thì đồng nghĩa số tiền hiện có trong tài khoản của doanh nghiệp không đảm bảo để hệ thống tạm giữ. Lúc này, nhà quảng cáo sẽ có 2 lựa chọn để cân nhắc như sau:
- Nạp thêm tiền vào tài khoản quảng cáo Zalo
- Kiểm tra và tiến hành tắt bớt những quảng cáo không cần thiết. Sau khi tắt, hãy kiên nhẫn đợi trong vòng khoảng 30 phút để hệ thống hoàn tiền tạm ứng và đồng thời lúc này nhà quảng cáo vẫn có thể tạo thêm quảng cáo mới quan trọng và cần thiết hơn.
Tóm tắt và kết luận
Vậy là VionDigital đã chia sẻ đến bạn đọc 6 hình thức quảng cáo Zalo trong thời điểm hiện tại cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân phối quảng cáo trên nền tảng Zalo, cụ thể như sau:
- Hiểu thế nào là Zalo ads
- Hình thức quảng cáo form
- Hình thức quảng cáo website
- Hình thức quảng cáo Zalo official account
- Hình thức quảng cáo video
- Hình thức quảng cáo sản phẩm
- Hình thức quảng cáo bài viết trên OA
- Các yếu tố ảnh phân phối Zalo ads
Mong rằng những nội dung nói trên sẽ hữu ích và giúp bạn đọc nắm vững được các hình thức quảng cáo mà nền tảng Zalo đang cung cấp cũng như ứng dụng được vào thực tại doanh nghiệp để nâng tầm ảnh hưởng của thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng.
Đừng do dự mà hãy liên hệ VionDigital nếu doanh nghiệp bạn đang gặp các vấn đề về Digital Marketing nói chung và đặc biệt Digital Performance nói riêng.
Anh Quang –
Dịch vụ tốt, cảm ơn team viondigital đã giúp tôi triển khai chiến dịch Zalo hiệu quả